BÀI 1. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
1. Hàm số. Tập xác định và tập giá trị của hàm số
Hàm số thường được viết \(y=f(x)\). Trong đó
▪ x là biến số
▪ y là hàm số
❑ Chú ý
✅ x thuộc tập xác định D
✅ y thuộc tập giá trị T
Ví dụ 1: \(y=2x-3; y=x^2; y=\frac{1}{x}\)
❑ Cách tìm tập xác định của hàm số
▪ Hàm số có mẫu cho mẫu ≠ 0
▪ Hàm số có căn cho trong căn ≥ 0
▪ Căn nằm dưới mẫu cho trong căn > 0
Ví dụ 2: Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) \(f(x)=\frac{4x-3}{x-2}\);
b) \(f(x)=\sqrt{2x-6}\);
c) \(f(x)=\frac{1}{\sqrt{4-2x}}\).
Hướng dẫn giải
a)
▪ Hàm số xác định khi \(x-2\ne 0\Leftrightarrow x\ne 0\)
▪ Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\setminus\{2\}\)
b)
▪ Hàm số xác định khi \(2x-6\ge 0\Leftrightarrow x\ge 3\)
▪ Tập xác định: \(D=[3;+\infty)\)
c)
▪ Hàm số xác định khi \(4-2x>0\Leftrightarrow x<2\)
▪ Tập xác định: \(D=(-\infty;2)\)
2. Đồ thị hàm số
![](https://stepmath.net/wp-content/uploads/2025/01/10-c3-b1-h1-lt.png)
3. Hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến
![](https://stepmath.net/wp-content/uploads/2025/01/10-c3-b1-h2-lt.png)
▪ Hình bên phải thể hiện hàm số đồng biến trên \((0;+\infty)\).
▪ Hình bên trái thể hiện hàm số nghịch biến trên \((-\infty;0)\).